Mãn Kinh và Chứng Loãng Xương

Mãn kinh là một trong những giai đoạn gây ra nhiều thay đổi nhất đối với phụ nữ. Đó chính là khi tất cả những điều kì diệu bạn có được từ thưở dậy thì bỗng chốc bỏ bạn mà đi. Và một trong số những hậu quả mãn kinh mang lại chính là chứng loãng xương.

Loãng Xương Là Gì?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống mà chỉ cần bạn di chuyển một chút cũng có thể làm gãy xương hông hay xương chân. Đó chính là nỗi sợ người mắc bệnh loãng xương phải đối mặt hàng ngày. Xương trở nên rất yếu, vì lẽ đó, người mang căn bệnh này cần phải cẩn trọng trong từng hành động để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Loãng xương là tình trạng trong đó xương trở nên giòn, mỏng, dễ gãy. Bệnh nhân phổ biến của căn bệnh này thường là phụ nữ do mất cân bằng hoóc môn. 

Xương được coi là bộ phận khoẻ nhất trong cơ thể. Hãy thử tưởng tượng nếu không có xương, chúng ta sẽ trông như thế nào? Thông thường, xương khá là đặc tuy nhiên khi bệnh nhân mắc chứng loãng xương, xương sẽ trở nên xốp, loãng hơn.

Dấu Hiệu và Triệu Chứng Loãng Xương

Việc phát hiện loãng xương khá là khó do nó bắt đầu phá huỷ từ bên trong. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể phát hiện sớm nếu đến gặp bác sĩ kịp thời sau khi nhận thấy một hoặc nhiều hơn những biểu hiện và triệu chứng sau: 

osteoporosis-6-728

  • Đau Xương

Những cơn đau tái phát không rõ nguyên nhân ban đầu có thể không đáng lo, nhưng cẩn tắc vô áy náy, tốt hơn hết bạn vẫn nên đề phòng vì nó là một trong những dấu hiệu của chứng loãng xương.

  • Gãy Xương

Một trong số những dấu hiệu phổ biến và đáng báo động nhất của tình trạng loãng xương chính là việc xương gãy không rõ nguyên nhân. Điều này là hậu quả của những xương dễ vỡ, mỏng manh y như cành cây khô, có thể gãy bất cứ lúc nào.

  • Giảm Chiều Cao và Dáng Đứng Gù

Gù cột sống là tình trạng khi cột sống bị cong quá mức gây nên một dị dạng được gọi là gù. Hầu hết người già hiện nay đều gặp phải tình trạng này do tuổi cao và bệnh thoái hoá xương. 

  • Đau Cổ, Đau Lưng Dưới

Cột sống là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống xương của con người. Nó không chỉ giữ cho tuỷ sống an toàn mà còn giúp định hình tư thế. Nếu một người mắc bệnh loãng xương, cột sống sẽ bị ảnh hưởng, gây ra những cơn đau cổ, lưng dưới, và gây giảm chiều cao.

Thiếu Hụt Estrogen Gây Loãng Xương Như Thế Nào?

Không mấy phụ nữ biết rằng nguy cơ mắc bệnh loãng xương tăng cao chính là do cơ thể thiếu hụt estrogen vào thời kỳ mãn kinh.

Canxi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng phụ nữ thiếu hụt estrogen có nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cao hơn người bình thường.  

Khi lượng estrogen sụt giảm, xương cũng dần bị phân huỷ. Cơ thể chúng ta vốn rất thần kỳ trong việc hồi phục, bao gồm cả hồi phục xương. Tuy nhiên khi chúng ta già đi, tốc độ hồi phục ấy lại chẳng thể theo kịp tốc độ lão hoá.

osterporosis

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, tốc độ thoái hoá của xương diễn ra nhanh hơn so với tốc độ hồi phục của cơ thể, và dần dần theo thời gian, xương sẽ chỉ còn giống như miếng bọt biển, và chỉ cần một lỗi lầm nhỏ cũng có thể khiến nó vỡ hoàn toàn. 

Estrogen trong cơ thể có tác dụng làm giảm tác động của các tế bào huỷ xương “osteoclasts”. Các tế bào huỷ xương này đóng vai trò cấu tạo xương cũng như phục hồi xương sau các chấn thương. Khi lượng estrogen sụt giảm, việc sản sinh các huỷ tế bào này sẽ giảm. Vì lẽ đó, khi xương bị thương tổn, nó sẽ không được hồi phục nhanh chóng do thiếu hụt huỷ tế bào.

Cách Phòng Tránh Loãng Xương?

Chìa khoá để phòng tránh bệnh loãng xương chính là hành động sớm, ngay khi bạn còn trẻ, khi xương của bạn vẫn còn trong thời kỳ đỉnh cao sung sức của nó. Bạn có thể dễ dàng phòng tránh bệnh loãng xương nhờ vào chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.

Chế Độ Ăn Uống

Ăn các loại thực phẩm giàu Canxi sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng giảm tỷ trọng khoáng chất của xương. Phụ nữ sắp hay đang trong thời kỳ mãn kinh nên có chế độ ăn giàu hoa quả, rau củ, protein và chất xơ. Bạn cũng nên bổ sung thêm vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D. Những loại thực phẩm sau có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa loãng xương:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Các loại hạt

Tập Thể Dục

Để phòng tránh bệnh loãng xương khi bạn còn đang trẻ, bạn nhất định cần tăng cường sức mạnh cho xương trước khi quá muộn. Bạn nên tập thể dục đều đặn, 30′ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần. Việc luyện tập này không chỉ tốt cho sức khoẻ, nó còn giúp xương chắc khoẻ hơn và tăng cường dopamine, đem lại cho bạn những cảm xúc tích cực.

Các bài thể dục tăng sức mạnh cũng như sức đề kháng là phương pháp hiệu quả nhất giúp xương khoẻ mạnh. 

Đọc thêm: Phương Pháp Điều Trị Các Triệu Chứng Mãn Kinh

Thảo Dược

Hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng như những người mắc bệnh loãng xương. Việc bổ sung estrogen cho cơ thể sẽ làm tăng lượng huỷ tế bào trong xương, giúp xương nhanh chóng được tái tạo, phục hồi.

kacip fatimahLoại estrogen an toàn nhất trên thị trường chính là Phytoestrogen, một loại estrogen thực vật.

Kacip Fatimah và Morinda Citrifolia chất lượng cao đã được kiểm nghiệm và chứng minh cung cấp cho cơ thể lượng estrogen cần thiết để có thể chống lại những biểu hiện, triệu chứng thời kỳ mãn kinh, bao gồm cả tình trạng loãng xương. 

Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận lựa chọn loại viên uống cung cấp Phytoestrogen chất lượng cao, được sản xuất tại Mỹ và được bác sĩ chứng nhận.

 Đọc thêm: Kacip Fatimah Là Gì và Nó Có Tác Dụng Như Thế Nào?

13 replies

Comments are closed.