Có phải đối với bạn, chuyện ấy giờ chỉ làm chiếu lệ, chẳng còn chút hứng khởi như xưa? Hay thậm chí tệ hơn, nó còn gây đau đớn?

Theo bác sĩ phụ khoa Katie Propst, đối với nhiều phụ nữ trên 50, những cảm giác trên hoàn toàn bình thường. Trong thời kỳ mãn kinh, bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề cản trở chuyện ấy, như khô và co thắt âm đạo hoặc các loại bệnh như tiểu đường hay béo phì.

Propst nhấn mạnh, bạn không hề đơn độc. Những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại để thắp lại lửa tình tới tận khi 70, 80 tuổi.

Sử dụng sản phẩm giữ ẩm & bôi trơn

Ống âm đạo có thể trở nên hẹp dần nếu bạn không thường xuyên quan hệ. Do đó, một trong số những điều quan trọng nhất để bảo vệ âm đạo (tránh teo âm đạo) chính là làm chuyện ấy với mật độ dày hơn. Hãy thử sử dụng sản phẩm bôi trơn, còn nếu vẫn chưa đủ, bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm. Kem bôi trơn thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ quan hệ, trong khi đó, kem dưỡng ẩm âm đạo cũng giống như các loại kem dưỡng ẩm dành cho những vùng da khác trên cơ thể. Bạn nên sử dụng kem thường xuyên nếu bị khô vùng âm đạo. Một số loại kem dưỡng ẩm được sử dụng cho cả hai mục đích và bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin ngay trên hộp kem.

Để tránh mẫn cảm với các thành phần của kem, bạn nên chọn lựa kem bôi trơn và dưỡng ẩm gốc nước, không mùi. Hãy tránh xa các loại thụt rửa vì nó có thể gây khô âm đạo.

Bổ sung phytoestrogen cho cơ thể

Ở độ tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm dần dẫn đến hiện tượng ngực chảy sệ, da khô, âm đạo ít hoặc không được bôi trơn, ham muốn tình dục suy giảm. Thật may mắn, phytoestrogen (estrogen thực vật) có trong Vagifirm sẽ giúp tình trạng này trở nên ổn định bằng cách cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể. Sản phẩm Vagifirm chất lượng cao hiện được bán trực tiếp trên vagifirm.vn hoặc tại các cửa hàng Ky Duyen Beauty Store.

Kiên nhẫn và thư giãn

Để xử lý cơn đau do khô âm đạo gây ra, bạn cần dành nhiều thời gian cho khúc dạo đầu để kích thích cô bé. Và nhớ thử thay đổi nhiều tư thế với người ấy. Bạn cũng có thể tắm nước ấm trước để các cơ được thư giãn, chuẩn bị lâm trận.

Bác sĩ Propst cũng lưu ý với chúng ta áp lực cuộc sống có thể tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. “Ai cũng bận rộn với cuộc sống thường nhật, nếu bạn muốn tiếp tục có thời gian thân mật với người ấy, bạn cần chủ động sắp xếp thời gian cho họ.” Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần lên lịch những buổi hẹn hò, bớt chút ít thời gian từ những hoạt động khác để duy trì mối quan hệ giữa hai người.

Cân nhắc về sức khoẻ và các loại thuốc đang sử dụng

Bác sĩ Propst chia sẻ đôi khi lí do khiến ham muốn tình dục bị tụt giảm chính là do sức khoẻ hoặc một số căn bệnh tiềm ẩn. Thi thoảng vấn đề có thể dễ dàng được giải quyết nếu bạn xem lại những loại thuốc mình đang sử dụng, thay đổi liều lượng hoặc tìm thuốc thay thế. Bác sĩ lâm sàng có thể chỉ định một số loại thuốc estrogen âm đạo liều lượng thấp cho phụ nữ sau mãn kinh nếu kem bôi trơn và dưỡng ẩm không có tác dụng. Trong trường hợp estrogen cũng không hiệu quả, vẫn còn những loại thuốc, phương pháp điều trị khác giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Hãy đảm bảo bạn kiểm soát sức khoẻ tốt, ngủ đủ giấc và không sử dụng quá nhiều bia rượu. Nếu tăng cân, bạn nên vận động nhiều hơn. Chuyện giảm cân đối với độ tuổi trung niên không hề dễ dàng, tuy nhiên khi vận động nhiều, bạn sẽ có nhiều năng lượng và cảm thấy tự tin hơn. Một trong số những bài tập tốt và đơn giản nhất chính là thường xuyên đi bộ nhanh.

Nói chuyện với người ấy

Hãy tập trung vào việc trò chuyện, thân mật với nhau. Bạn cần nhớ việc trao đổi về chuyện ấy cũng giống như nói về bất kỳ vấn đề nào trong chuyện tình cảm của hai người. Bác sĩ Propst khuyên chúng ta nên miêu tả “cảm xúc” về những tình huống cụ thể thay vì buộc tội người ấy khi cả hai cãi vã. Hãy dành thời gian để giúp cả hai biết cần làm gì để chuyện ấy trở nên thú vị.

Đồng thời bạn cũng cần trung thực với bản thân mình. “Hãy tự hỏi điều gì trong cuộc sống hay trong chuyện tình cảm khiến bạn mất hứng thú quan hệ cùng người ấy. Chuyện tụt giảm ham muốn thường liên quan đến các vấn đề tình cảm.” Bác sĩ đồng thời cũng nói thêm những vấn đề ấy thường ảnh hưởng đến đời sống tình dục của phụ nữ hơn so với nam giới. Nếu bạn không thể tự mình tìm giải pháp, bạn nên tìm tới chuyên gia trị liệu, tư vấn tình cảm.

Hãy thật sáng tạo

Một số căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tình dục. Đây chính là lúc chúng ta cần vận dụng sự sáng tạo của mình. Hãy thử các tư thế mới để khiến chuyện ấy dễ chịu hơn, hay tìm các giải pháp thay thế như mát xa, thử dùng bôi trơn hay đồ chơi người lớn. Hãy tận hưởng cảm giác chúng đem lại và đừng quên cười đùa cùng nhau. Và cũng đừng cảm thấy nản lòng nếu hai bạn có lúc bất đồng – hãy tìm thứ gì đó khiến cả hai háo hức thử cùng nhau.

Hỏi ý kiến bác sĩ

Thi thoảng bệnh nhân có thể cảm thấy không thoải mái khi nói về chuyện ấy với bác sĩ phụ khoa, tuy nhiên đừng bỏ lỡ cơ hội quý giá này. “Bác sĩ phụ khoa hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng của bạn và chúng tôi có thể giúp bạn tìm ra những lí do ẩn giấu đó”, bác sĩ Propst cho biết.

Khi còn trẻ, có lẽ chẳng bao giờ bạn muốn nghĩ cảnh giường chiếu lúc về già. Tuy nhiên, khi đã bước chân vào độ tuổi này, chẳng có gì đáng xấu hổ khi bạn thắc mắc về chuyện ấy cả. Chuyện khoái lạc vốn làm gì có hạn sử dụng.

Blog sau sẽ chia sẻ với bạn 7 câu hỏi về chuyện ấy thường gặp của các cặp đôi trên 50. Hãy dành chút thời gian khám phá thêm về bản thân và biết đâu bạn sẽ tìm ra bí quyết giúp hâm nóng chuyện giường chiếu? Ngoài ra, để thời kỳ này trở nên dễ chịu hơn, bạn nên bổ sung estrogen cho cơ thể. Phytoestrogen có trong Vagifirm là một loại estrogen thực vật, giúp cung cấp cho cơ thể dưỡng chất cần thiết để xoa dịu các triệu chứng mãn kinh.

1. ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA VỚI VÙNG KÍN CỦA TÔI?

Bạn có thể đã nhận ra vài thay đổi tâm lý đi kèm với mãn kinh, tuy nhiên liệu bạn có biết âm đạo và âm hộ cũng đã thay đổi rất nhiều?

Khi lượng estrogen trong cơ thể biến đổi trong giai đoạn mãn kinh, các mô khu vực vùng kín trở nên mỏng dần và kém đàn hồi. Vì lí do đó, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng khô âm đạo.

Thay đổi tư thế quan hệ cũng như sử dụng kem bôi trơn hay kem dưỡng ẩm âm hộ có thể giúp bạn cải thiện khoái cảm.

2. TÔI KHÔNG CÒN MUỐN LÀM CHUYỆN ẤY. NHƯ THẾ CÓ ỔN KHÔNG?

Suy giảm ham muốn là một trong số những vấn đề phổ biến nhất gây khó chịu cho nhiều chị em phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên đây không phải là dấu chấm hết cho đời sống tình dục của bạn.

Tiếp tục các hoạt động tình dục, dù với bạn đời hay một mình, có thể giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể tìm ra các giải pháp khắc phục.

3. CÓ AN TOÀN KHÔNG NẾU QUAN HỆ TRỞ LẠI SAU MỘT THỜI GIAN?

Tình dục vẫn an toàn sau một khoảng thời gian “ăn chay”. Tuy nhiên, việc không quan hệ một thời gian dài sau mãn kinh có thể khiến âm đạo của bạn ngắn và hẹp lại.

Do tiết chế quan hệ, bạn có thể sẽ chịu đau đớn khi làm chuyện ấy sau này.

Tuỳ thuộc vào khoảng thời gian không quan hệ, bạn có thể sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ về máy giãn âm đạo. Công cụ này sẽ giúp giãn các mô âm đạo, giúp cải thiện khoái cảm cũng như chức năng sinh dục.

4. NẾU QUÁ ĐAU THÌ PHẢI LÀM SAO?

Kể cả khi vẫn quan hệ thường xuyên, chuyện ấy sau mãn kinh vẫn có thể gây đau đớn.

Nếu cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt tới mức bạn gần như mất hẳn ham muốn làm chuyện ấy, hãy thử các cách sau:

  • bôi trơn
  • dưỡng ẩm âm đạo
  • dạo đầu
  • tư thế quan hệ khác

Bạn có thể sẽ cần gặp bác sĩ để xin lời khuyên. Thi thoảng nguyên nhân gây đau là do viêm nhiễm hoặc những căn bệnh khác có thể chữa trị được. Việc khám bác sĩ sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp cũng như giải đáp những thắc mắc của bạn.

5. TƯ THẾ NÀO PHÙ HỢP NHẤT?

Khi lão hoá, cơ thể bắt đầu thay đổi khiến cho nhiều tư thế trở nên gây đau. Tư thế bạn yêu thích trước kia có thể giờ đây lại thành cơn ác mộng.

Sử dụng gối đỡ dưới lưng khi ở tư thế truyền đạo sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, những tư thế bạn ở phía trên sẽ giúp bạn kiểm soát được vị trí tiếp xúc của dương vật, giúp tránh khỏi những vị trí gây đau đớn.

Bạn cũng có thể nhận ra những tư thế đứng trở nên thoải mái hơn cho cả hai so với những tư thế yêu cầu một người phải chống tay hay quỳ gối.

6. PHẢI LÀM SAO KHI NGƯỜI ẤY MẤT HAM MUỐN?

Phụ nữ không phải là người duy nhất trải qua việc tụt giảm ham muốn hay thay đổi cách thức đạt khoái cảm.

Đàn ông cũng trải qua giai đoạn này ở độ tuổi 50 – 60. Một số bắt đầu gặp vấn đề với việc cương cứng và đạt cực khoái ở độ tuổi này.

Đừng nghĩ đây là bước thụt lùi, thay vào đó, hãy coi nó như một cơ hội giúp bạn khám phá bản thân. Cả hai người có thể cùng nhau tìm hiểu những thứ khiến mình thoả mãn sinh lý.

Ngoài ra, đừng tạo ra quá nhiều áp lực vào chuyện lên đỉnh. Thay vào đó, hãy tập trung tăng độ thân mật thông qua những cử chỉ vuốt ve, dạo đầu, sau đó để bản năng dẫn dắt.

7. LIỆU CÓ CÒN KHẢ NĂNG MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC?

Mãn kinh không thể bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh này. Khi bắt đầu một mối quan hệ với người mới, bạn vẫn nên tự bảo vệ mình.

Hãy sử dụng bao cao su hay một số biện pháp bảo vệ khác, đồng thời nói chuyện về sức khoẻ sinh dục của cả hai cũng như cam kết không quan hệ ngoài luồng sẽ giúp bạn an toàn hơn trong một mối quan hệ mới.

Tôi đã may mắn cứu vãn cuộc hôn nhân của mình trước khi quá muộn. Và hôm nay tôi muốn chia sẻ câu chuyện của tôi với hi vọng mọi người có thể rút cho mình những bài học quý báu.

Tôi vừa mới kỉ niệm 26 năm ngày cưới khi phải đối diện với cơn bốc hoả đầu tiên. Thực sự tôi đã chằng ngờ mĩnh đang bước vào giai đoạn mãn kinh, tôi cứ cố phủ nhận và bắt mình phải tin cơn nóng bừng trong người chẳng qua là do bộ điều nhiệt hỏng. Nhưng khi cơn bốc hoả thứ hai, rồi thứ ba ập tới, tôi nhận ra hệ thống điều hoà chẳng hề trục trặc, chỉ là đồng hồ sinh học của tôi đã điểm sang trang mới của cuộc đời.

Phải tới vài tuần, những cơn nóng dữ dội khiến da tôi ướt đẫm mồ hôi và quần áo thì luôn ẩm ướt, khó chịu. Đến cả ông chồng cũng phải ngạc nhiên với lượng nhiệt cơ thể tôi toả ra mỗi khi bốc hoả. Dĩ nhiên ông ấy cũng hiểu tại sao tôi chẳng còn muốn ôm ấp ban đêm.

Cho tới khi tôi bước sang tuổi 50, tình trạng mãn kinh của tôi lên tới đỉnh điểm và khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng ai nói với tôi “trang sách mới” này có nghĩa rằng tôi sẽ phải tự đấu tranh với chính cơ thể mình; tâm trạng thì thay đổi thất thường, cân nặng tăng lên nhanh chóng, cơ thể mỏi mệt, trầm cảm, mất ngủ – tất cả những triệu chứng này có thể kéo cuộc hôn nhân của tôi đến bên bờ vực thẳm.

Chuyện tình cảm chẳng thể nào tốt đẹp khi tôi phải chịu những cơn đau mỗi khi quan hệ, cộng thêm việc giảm ham muốn đi rất nhiều.
Chồng tôi đã rất bối rối với những thay đổi đột ngột ấy, chúng tôi bỗng nhiên cãi cọ nhiều chưa từng thấy. Tôi khó chịu, mất kiên nhẫn, cằn nhằn từng thứ nhỏ nhặt chồng làm bởi dường như tất cả mọi thứ đều khiến tôi không vừa lòng. Đó có thể là đôi vớ bẩn ông ấy vứt trên sàn, tiếng ngáy quen thuộc mỗi đêm, hay thậm chí việc ông ấy quên thay giấy phòng vệ sinh. Nếu tôi không bận phàn nàn với ông ấy, hay uống vài cốc cà phê để giúp bản thân tỉnh táo, tôi sẽ đứng trước gương, cố ních cho vừa chiếc quần jean yêu thích để an ủi bản thân mình vẫn chưa tăng cân nhiều lắm.

Việc phủ nhận những thay đổi trên cơ thể thời kỳ này chỉ khiến khúc mắc trong cuộc hôn nhân của chúng tôi trở nên trầm trọng – thiếu thân mật. Chồng tôi vẫn luôn ham muốn nhiều hơn tôi, và khi mãn kinh tới, khoảng cách giữa hai người trở nên lớn dần.

Tôi không hề biết một trong số những thay đổi trong giai đoạn này chính là khô âm đạo, thứ khiến chuyện quan hệ khó khăn vô cùng. Mỗi khi gần gũi chồng tôi lại phải cố chịu cơn đau, chưa kể ham muốn trong tôi đã giảm sút rất nhiều. Từ đó, chuyện tình cảm của chúng tôi xuống dốc trầm trọng. Điều này khiến chồng tôi càng trở nên bất mãn.

Dù tôi có cố giải thích đó không phải lỗi của ông ấy, đừng suy nghĩ quá nhiều, ông ấy vẫn luôn nghĩ bản thân không còn đủ hấp dẫn. Ông ấy không hiểu tôi khó chịu đến thế nào khi chẳng thể giảm cân và thấy xấu hổ mỗi khi nhìn cơ thể mình trong gương. Tôi dần mất tự tin và cơn mệt mỏi hành hạ mỗi ngày khiến tôi chẳng thể nào hào hứng chuyện giường chiếu. Những gì chồng tôi làm để kích thích tôi trở nên vô tác dụng, và khi ông ấy ôm tôi, thủ thỉ những lời yêu thương hàng ngày, tôi cảm thấy vô cùng áy náy vì chẳng thể đáp ứng được cơn thèm khát của ông ấy.


Tôi cần ông ấy hiểu những điều tôi đang phải trải qua, và bản thân tôi cũng cần nhận ra chúng. Vì thế, tôi cố liên hệ một bác sĩ và đồng thời tìm kiếm trên mạng những cách thức giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu này. Chúng tôi cũng chủ động giúp đỡ, và cùng với nhau, chúng tôi đã tìm ra những phương pháp tự nhiên tại nhà, những phương thuốc và cả thảo dược bổ sung Phytoestrogen Vagifirm để xoa dịu những triệu chứng mãn kinh.

Đồng thời, tôi tham gia những cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau trên mạng. Những tình cảm tôi nhận được ở đây giúp thay đổi thái độ của tôi về giai đoạn lão hoá này của cơ thể. Cảm giác biết mình không hề đơn độc, có rất nhiều phụ nữ khác cũng đang phải đối mặt tình trạng tương tự giúp tôi có thêm nhiều sức mạnh hơn để đương đầu.

Với sự trợ giúp của bác sĩ cùng những cộng đồng trực tuyến đó, tôi bắt đầu cảm thấy tốt hơn về cơ thể, dần chấp nhận những thay đổi của tuổi mãn kinh. Tôi đã dùng thuốc chống trầm cảm để kiềm chế cảm giác lo âu, buồn chán và sử dụng các biện pháp vi lượng đồng căn để chống lại các cơn bốc hỏa và tăng cân.

Quan trọng hơn, tôi đã đăng ký một lớp học nhảy Zumba để lấy lại sự tự tin cũng như vẻ gợi cảm của bản thân. Chồng tôi cũng nhận ra những thay đổi ấy và ông ấy rất vui mừng khi tôi nhạy cảm hơn với những tiếp xúc da thịt trong buồng ngủ.

Vài năm trở lại đây, tôi đã nhận ra mãn kinh cũng chỉ là một trong nhiều giai đoạn trong cuộc đời và nó cũng mang lại những thay đổi tích cực. Bây giờ tôi chẳng còn phải chịu đựng những cơn đau bụng dữ dội, những kì rong kinh, cũng chẳng phải lo tìm biện pháp tránh thai. Tôi đã làm quen với cơ thể mình, biết thứ mình cần ở giai đoạn này (thảo dược bổ sung, nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như tập luyện thường xuyên để giữ dáng).

Tôi bớt lo lắng hơn về cân nặng, tôi yêu quý bản thân mình hơn bởi tôi nhận ra tôi chẳng thể nào níu giữ mãi gương mặt và thân hình tuổi 20 được nữa. Giờ tôi cũng trân trọng chồng hơn, người vẫn luôn quan tâm, để ý tới những nhu cầu của tôi, vì thế, cuộc hôn nhân của tôi càng trở nên bền chặt. Việc chấp nhận bản thân khiến tôi cảm thấy tự do hơn bao giờ hết, và bằng cách từ bỏ những cảm xúc tiêu cực từng ám ảnh tâm trí, tôi đã trở thành một người vợ và người mẹ tốt hơn nhiều.

Mỗi khi kì kinh đến lại đi kèm với vô số triệu chứng khó chịu, bất tiện, thậm chí gây nhiều đớn đau. Có tới hơn 80% phụ nữ trên khắp thế giới gặp phải những cơn đau liên quan tới kinh nguyệt ở thời điểm nào đó trong cuộc đời. Vì thế chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể điều trị cơn đau này toàn diện.

Yoga đã được chứng minh là công cụ hữu ích giúp giảm bớt những triệu chứng tiêu cực liên quan tới kì kinh; vì vậy, thay vì tự chữa trị hay nằm lì trong nhà những ngày này, bạn có thể luyện tập yoga để xoa dịu cơn đau.

Ngoài tập thở, những tư thế yoga giúp thanh lọc tâm trí và đồng thời làm giảm cơn đau, khó chịu. Những tư thế sau được coi như Yoga Dương và khi hoàn thành kiểu Âm (vd: giữ tư thế thụ động từ 3-5 phút) những lợi ích sẽ được cải thiện nhờ việc duỗi sâu khi kết nối với cảm giác của cơ thể và tâm trí.

Sau đây là 6 tư thế yoga giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh và đồng thời xoa dịu tâm trí bạn. Tuy nhiên, để có thể chấm dứt tình trạng khó chịu này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. Đau bụng cũng như những triệu chứng tiền kinh nguyệt khác là hệ quả của việc lượng estrogen trong cơ thể trở nên bất thường ngay trước ngày đèn đỏ. Do đó, bạn cần bổ sung một loại estrogen an toàn, tốt cho sức khoẻ. Phytoestrogen chính là loại estrogen thảo dược được các bác sĩ tin dùng. Bổ sung phytoestrogen cho cơ thể sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề dứt điểm.

  • Tư Thế Đứa Trẻ

Tư thế Đứa Trẻ là tư thế nghỉ ngơi tại phần lớn các lớp yoga. Với nhiều lợi ích nó mang lại, tư thế này là lựa chọn tuyệt vời cho những người có cơn đau bắt nguồn từ lưng. Bằng cách duỗi nhẹ cơ lưng sau, tư thế Đứa Trẻ sẽ giúp giảm những cơn đau lưng đồng thời đem lại bình yên cho tâm trí.

Tập trung thở sâu về phía lưng và cảm nhận hơi thở lên xuống trong cơ thể. Thư giãn vùng hông và để thân dựa lên đùi nhằm giảm bớt mệt mỏi.

Mẹo: Đặt một chiếc gối dưới thân trên để giúp giữ tư thế lâu hơn.

  • Tư Thế Gập Trước

Tư thế Gập Trước giúp kéo dài xương sống và duỗi hông. Đồng thời nó cũng giúp giảm bớt cơn đau lan xuống chân và xung quanh lưng bằng cách duỗi gân kheo, bắp chân và lưng.

Mặc dù cơ thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong giai đoạn đèn đỏ, bạn vẫn cần đứng dậy (sau đó gập người) sau khi ngồi hoặc nằm quá lâu. Cơ thể vẫn luôn cần được tuần hoàn liên tục.

Mẹo: Nắm khuỷu tay đối diện và thả lỏng cơ cổ để thư giãn hơn.

  • Tư Thế Gối Chạm Ngực

Một trong số những tư thế hữu hiệu nhất giúp giảm cơn đau bụng kinh chính là tư thế Gối Chạm Ngực. Tư thế này giúp thư giãn cơ lưng và bụng, giảm căng thẳng và xoa dịu cơn đau. Tư thế Gối Chạm Ngực đồng thời cũng tăng lưu thông tới vùng bụng, hỗ trợ các cơ quan trong khu vực này, làm dịu tâm trí và giảm bớt căng thẳng.

Mẹo: Khi luyện tập tư thế này, đu đưa sang hai bên, từ trước ra sau để mát xa cơ thể.

  • Tư Thế Nằm Xoay Cột Sống

Những tư thế vặn người được tin đem lại tác dụng kích thích, thải độc và nạp thêm năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể. Giữ tư thế Nằm Xoay Cột Sống trong khoảng 1 vài phút đồng thời điều chỉnh hơi thở vừa khớp sẽ giúp xoa dịu các dây thần kinh kì đèn đỏ cũng như giảm bớt cơn đau bụng.

Mẹo: Thả lỏng chân, vai và hông, không dồn trọng tâm trong quá trình vặn người. Kê gối dưới đầu gối nếu bạn cảm thấy không thể thư giãn ở tư thế vặn người này.

  • Tư Thế Con Mèo/ Con Bò

Đòi hỏi nhiều chuyển động hơn các tư thế trên, việc chuyển từ tư thế Con Mèo sang Con Bò sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, từ đó giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh. Thêm vào đó, những tư thế này tác động tới cơ lưng và bụng, giúp chúng săn chắc hơn. Động tác di chuyển nhẹ nhàng này cũng sẽ giúp điều phối và cân bằng cảm xúc vốn có thể thay đổi thất thường khi đèn đỏ.

Mẹo: Chuyển từ tư thế này sang tư thế khác thật chậm, dừng lại khi cần. Hãy nhớ hít vào khi chuyển sang tư thế Con Bò và thở ra khi thực hiện tư thế Con Mèo.

  • Tư Thế Xác Chết

Tư thế nghỉ ngơi thường xuất hiện ở cuối các buổi tập yoga thường là Savasana, hay còn gọi là Tư thế Xác Chết. Tư thế nằm ngửa đơn giản này chẳng đòi hỏi nhiều công sức nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng nhiều.

Mẹo: Chìa khoá của Savasana chính là làm dịu cơ thể và tâm trí. Hãy cảm nhận sự nâng đỡ của mặt đất phía dưới đồng thời tập trung vào hơi thở. Bằng việc cố gắng kiểm soát hơi thở vào – ra, tâm trí sẽ giúp bạn tạm thời quên đi cơn đau bụng.

Thi thoảng chúng ta có thể sẽ gặp khó khăn khi tập trung vào điều gì hoặc lấy năng lượng làm điều gì đó khi đang phải chịu đựng cơn đau bụng hành hạ. Tuy nhiên cơn đau này không nên làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bạn. Luyện tập yoga là một biện pháp trị liệu thay thế nhẹ nhàng giúp xoa dịu cơn đau kỳ kinh nguyệt. Bạn chỉ cần ghi nhớ tập luyện với cường độ phù hợp với bản thân và tập thở trong toàn bộ quá trình tập.