Mang thai và sinh nở không phải là chuyện có thể dễ dàng đoán trước, kể cả khi bạn đã từng trải qua chúng. Nhiều phụ nữ có thể chỉ gặp phải vài triệu chứng khó chịu nhẹ và sau đó sinh thường. Tuy nhiên, một số người khác phải trải qua những cơn ốm nghén kinh hoàng, ợ nóng, táo bón và cuối cùng có thể sẽ phải chọn phương án sinh mổ.
Sinh mổ là một thủ tục phẫu thuật được tiến hành để đưa em bé ra khỏi tử cung. Cho dù ca sinh mổ của bạn được chuẩn bị kĩ lưỡng hay xảy đến bất ngờ, nó vẫn có thể ảnh hưởng tới cả thể xác, tinh thần và cảm xúc của bạn. Sau khi đứa bé ra đời, bạn có thể sẽ phải chịu đau đớn, khó chịu trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Điều này có thể ảnh hưởng tới những hoạt động thường ngày của bạn. Trong thực tế, cho con bú hay thậm chí hắt hơi cũng có thể khiến bạn vô cùng khó chịu.
Dưới đây là 9 mẹo nhỏ giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn mong đợi.
Dùng thuốc giảm đau
Việc làm mẹ có thể quá sức đối với bạn. Mặc dù bạn muốn chăm sóc con mình một cách tốt nhất, bạn vẫn cần phải chăm sóc bản thân mình. Điều này bao gồm việc giữ vệ sinh cho cơ thể, ăn uống đủ chất, uống thật nhiều nước và dùng thuốc giảm đau. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc thuốc giảm đau không có tác dụng.
Ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ
Những vết mổ phẫu thuật như mổ đẻ có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Hãy lau rửa vết mổ hàng ngày và tránh các hoạt động nặng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy chú ý tới các triệu chứng nhiễm trùng như ửng đỏ, sưng hoặc chảy mủ từ vị trí mổ. Những triệu chứng như chảy máu nhiều, đau bụng nghiêm trọng, đau khi tiểu tiện hoặc sốt hơn 38ºC cũng chứng tỏ vết mổ đã bị nhiễm trùng.
Thường xuyên đi bộ
Những cơn đau từ vết mổ cộng với việc mệt mỏi khi làm mẹ sẽ khiến bạn chỉ muốn nằm liệt giường. Tuy nhiên, bạn nên đi bộ nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp lưu thông máu, giảm nguy cơ đông máu và thúc đẩy quá trình hồi phục. Đi bộ cũng là một dạng bài tập nhẹ nhàng được các bác sĩ khuyến khích cho các bà mẹ sinh mổ, bắt đầu từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
Quan tâm tới cảm xúc bản thân
Sinh con là một trải nghiệm thể xác, tinh thần và rõ ràng sinh mổ, đặc biệt các trường hợp khẩn cấp, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bạn. Việc cảm thấy buồn, xấu hổ, hay có lỗi hoàn toàn bình thường mặc dù đó không phải là lỗi của bạn. Mặc dù vậy, bạn cần phải vượt qua tất cả những cảm giác này để nhanh chóng lấy lại tâm trạng sẵn sàng làm mẹ.
Nghỉ ngơi
Bên cạnh việc đi bộ thường xuyên, bạn cũng cần phải nghỉ ngơi. Ai có thể ngủ ngon khi con quấy khóc cơ chứ? Tuy nhiên, bạn cần phải ngủ để các tế bào có thể hồi phục, cơ thể có thể tái tạo, chữa lành. Vì vậy, hãy cố chợp mắt vài tiếng, đặc biệt vào ban đêm. Bạn và người ấy có thể thay phiên nhau chăm sóc em bé để bạn có thời gian nạp năng lượng cho bản thân.
Tránh bị táo bón
Táo bón mãn tính có thể gây hại sau khi sinh mổ. Cơ bụng suy yếu, khả năng vận động giảm và hoócmôn mất cân bằng sẽ khiến việc bài tiết càng trở nên khó khăn hơn. Hãy uống thật nhiều nước, tích cực vận động và tránh căng thẳng khi đi vệ sinh để đẩy lùi căn bệnh táo bón. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống thuốc làm mềm phân.
Nhờ mọi người giúp đỡ
Hãy hỏi bất cứ bà mẹ nào từng sinh mổ và họ sẽ nói với bạn chăm sóc con sau ca phẫu thuật hoàn toàn không hề đơn giản. Bạn sẽ vừa phải đối mặt với những cơn đau, vừa phải lo vệ sinh vết mổ, phải cho con bú, chăm sóc con mỗi 1 đến 2 giờ và còn hằng hà sa số những việc khác. Điều này có thể tổn hại đến bạn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy hãy nhờ mọi người giúp đỡ và đồng ý khi mọi người ngỏ ý giúp bạn. Chồng, bạn bè hay các thành viên gia đình có thể phụ bạn rửa chén đĩa, giặt đồ và chăm sóc con cái.
Bổ sung Phytoestrogen để phục hồi nhanh hơn
Estrogen là hoócmôn chịu trách nhiệm duy trì và chữa lành các bộ phận sinh sản. Đây cũng chính là thành phần giữ cho cô bé săn chắc và các cơ mu cụt khoẻ mạnh.
Mang thai và sinh nở có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cô bé, rõ ràng bạn vừa mới đưa cả một cơ thể qua đường âm đạo! Cơ thể của bạn có thể sẽ khó mà hồi phục lại như trước và lúc này bạn cần tới sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Phytoestrogen là loại estrogen thảo dược giúp bạn chữa lành và hồi phục cơ thể nhanh chóng. Nó được chiết xuất từ thảo dược nên hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho người sử dụng và không hề gây tác dụng phụ. Điều duy nhất bạn cần lưu ý là không bổ sung Phytoestrogen trong giai đoạn đang cho con bú.
Bạn có thể đặt mua viên uống Phytoestrogen chất lượng cao từ Vagifirm (www.vagifirm.com).
Xin bác sĩ tư vấn
Bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng hay thậm chí trầm cảm do những cảm xúc buồn vui lẫn lộn sau khi sinh mổ. Một số phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Lúc này, điều bạn cần làm chính là nói chuyện với bác sĩ nếu những cảm xúc của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc bạn có ý định làm hại đứa bé. Bạn có thể nhờ chồng hoặc bác sĩ tâm lý làm chỗ dựa tình cảm.